Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa an toàn và chuẩn xác, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ vận tải đường bộ. Vậy loại dịch vụ này có ưu điểm gì và quy trình thực hiện ra sao? Mời Quý Khách cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để có lời giải đáp phù hợp nhé!
1. Thế nào là vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ?
Vận tải đường bộ là giải pháp vận chuyển hàng hóa phổ biến và thông dụng hiện nay. Đây là phương thức sử dụng một số phương tiện chuyên chở như rơ moóc, xe bồn, xe container hoặc xe đầu kéo để chuyển giao hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.
2. Ưu nhược điểm của dịch vụ vận tải đường bộ
Dịch vụ vận tải đường bộ có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
2.1. Ưu điểm
Phương thức vận chuyển bằng đường bộ được lựa chọn phổ biến bởi những ưu điểm sau:
- Linh hoạt khi vận chuyển, dễ dàng thay đổi lộ trình theo tuyến đường ngắn nhất để đảm bảo đúng thời gian giao hàng.
- Đa dạng phương tiện vận chuyển như ô tô tải hạng nhẹ, xe máy, xe đầu kéo,...
- Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ nhanh hơn so với đường sắt, đường biển.
- Đa dạng các loại mặt hàng vận chuyển, kể cả hàng hóa có khối lượng lớn như máy móc, thiết bị.
- Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ kho người gửi đến kho người nhận nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế chi phí nhân công bốc dỡ hàng.
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những tiện lợi, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ cũng có những hạn chế như:
- Với các chặng đường di chuyển dài, cần nộp thêm các khoản phí phụ đường bộ như: phí nhiên liệu, trạm thu phí, phí cầu đường,...
- Có thể phát sinh rủi ro trong quá trình vận chuyển như tai nạn giao thông, kẹt xe, thời tiết xấu,... ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa và thời gian giao hàng.
- Khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển bị hạn chế hơn so với vận chuyển đường biển.
3. Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ
Dưới đây là các loại hàng hóa có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển đường bộ:
3.1. Hàng container
Container là đơn vị vận tải được sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Đây là một khối hộp được làm từ các chất liệu bền (phổ biến nhất là kim loại) có kích thước đa dạng và được chuẩn hóa theo thông số nhất định. Theo đó, hàng hóa được đóng vào container và sử dụng các loại xe đầu kéo hoặc xe tải chuyên chở để vận chuyển. Sau đó, hàng container sẽ được tập trung tại bãi container - nơi có những phương tiện chuyên dụng để bốc dỡ hoặc vận chuyển hàng hóa đến điểm nhận hàng cuối cùng.
3.2. Hàng lạnh
Hàng lạnh cũng là một loại hàng container. Tuy nhiên, mặt hàng này có điểm khác biệt là được vận chuyển trong container chuyên dụng có thể điều chỉnh nhiệt độ bảo quản phù hợp. Hàng lạnh gồm có 2 loại là hàng mát và hàng đông lạnh. Trong đó, hàng mát được bảo quản ở nhiệt độ thấp vừa phải, còn hàng đông lạnh yêu cầu nhiệt độ bảo quản thấp hơn. Sau khi được chuyển lên container, hàng lạnh cũng được vận chuyển đường bộ bằng các phương tiện như xe tải, xe đầu kéo.
3.3. Hàng siêu trường siêu trọng
Hàng siêu trường siêu trọng là những mặt hàng có khối lượng và kích thước lớn như các loại máy móc, thiết bị nông nghiệp, công trình,... Với đặc điểm như thế, loại hàng này thường được vận chuyển đường bộ bằng các loại xe tải, xe đầu kéo chuyên dụng. Ngoài ra, phương tiện bốc dỡ hàng siêu trường siêu trọng cũng đòi hỏi các thiết bị lớn như máy nâng, máy cẩu có công suất lớn.
3.4. Các loại thủy hải sản tươi sống
Thủy hải sản tươi sống là mặt hàng cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phù hợp để giữ độ tươi ngon. Thông thường, với loại hàng hóa này, có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển đường bộ bằng các loại xe tải đông lạnh chuyên dụng.
3.5. Hàng hóa dễ vỡ
Hàng dễ vỡ là mặt hàng dễ bị hư hỏng do các tác động vật lý gây ra, chẳng hạn như đồ thủy tinh, đồ gốm, đồ cổ, hàng nguyên xe, các loại hóa chất,... Để vận chuyển bảo quản chất lượng cho loại hàng này, cần đáp ứng khâu đóng gói cẩn thận và sử dụng các loại xe ô tô chuyên dụng.
3.6. Hàng nông sản
Quá trình vận chuyển mặt hàng nông sản cần đảm bảo điều kiện bảo quản về nhiệt độ và độ ẩm. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể khiến nông sản bị hư. Đồng thời, độ ẩm cũng cần ở mức phù hợp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa. Ngoài ra, quá trình vận chuyển nông sản cũng cần hạn chế va đập vật lý khiến hàng hóa bị hư, dập, nát,...
4. Cước phí dịch vụ vận chuyển đường bộ
Giá cước vận chuyển hàng hóa đường bộ phụ thuộc vào tải trọng xe, loại xe và khoảng cách giao nhận. Tùy vào mặt hàng vận chuyển, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển, doanh nghiệp có thể lựa chọn tải trọng xe vận chuyển phù hợp để tiết kiệm chi phí tối đa.
5. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Dịch vụ vận tải đường bộ có quy trình vận chuyển hàng hóa với 4 bước sau đây:
5.1. Bước 1: Tiếp nhận thông tin, yêu cầu của khách hàng
Sau khi tiếp nhận yêu cầu vận chuyển từ khách hàng, đơn vị vận chuyển sẽ tư vấn các loại hình vận chuyển phù hợp với nhu cầu về số lượng hàng hóa, đặc điểm hàng hóa,...
5.2. Bước 2: Báo giá chi tiết
Khi đã nhận đầy đủ thông tin về hàng hóa, đơn vị vận chuyển sẽ báo giá chi tiết cho khách hàng.
5.3. Bước 3: Điều phối xe
Đơn vị thực hiện điều phối các loại phương tiện phù hợp đến địa điểm lấy hàng hóa. Sau đó, hàng hóa được phân loại, đóng gói đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển.
5.4. Bước 4: Vận chuyển hàng hóa đến địa chỉ người nhận
Sau khi hàng hóa đã được đóng gói và chuyển lên xe đầy đủ, đơn vị tiến hành vận chuyển đến địa chỉ của người nhận.
5.5. Bước 5: Thu cước phí vận chuyển
Sau khi hàng hóa đã được giao đến địa chỉ người nhận, đơn vị tiến hành thu phí theo thỏa thuận hợp đồng ban đầu. Nếu khách hàng không có khiếu nại về đơn hàng thì quy trình vận chuyển bằng đường bộ đến đây là hoàn thành.
6. Một số lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Khi vận chuyển bằng đường bộ, khách hàng cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
6.1. Lưu ý về tải trọng hàng hóa
Khách hàng, đơn vị vận chuyển nên tham khảo Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT của Bộ giao thông vận tải về: Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Trong đó, tổng trọng lượng xe bao gồm trọng lượng của xe và hàng hóa có trên xe. Tải trọng là tải trọng hàng hóa, tải trọng trục xe và tải trọng cầu đường bộ.
6.2. Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp
Khách hàng nên cân nhắc thuê các phương tiện vận tải phù hợp với khối lượng và kích thước hàng hóa để tối ưu chi phí và hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển.
6.3. Đóng gói hàng hóa đúng cách
Hàng hóa cần được đóng gói đúng cách để hạn chế tình trạng hư hỏng và gặp sự cố trong quá trình vận chuyển.
6.4. Ghi đúng thông tin người nhận
Để quy trình vận chuyển hàng hóa diễn ra liền mạch, tránh tình trạng chậm trễ thời gian, đơn vị vận chuyển và người gửi cần ghi đúng thông tin người nhận.
6.5. Lựa chọn đơn vị vận chuyển đường bộ uy tín
Đơn vị vận chuyển hàng hóa đường bộ uy tín có đầy đủ điều kiện chuyển giao hàng hóa chuẩn xác và đảm bảo chất lượng nguyên vẹn. Đồng thời, các đơn vị này cũng cam kết về thời gian vận chuyển và có bảo hành rủi ro cho hàng hóa trong quá trình di chuyển.